Dự án Vành Đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 03/10/2022

Dự án Vành Đai 3 Thành Phố Hồ Chí Minh

SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. Sự cần thiết đầu tư xây dựng:

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 được Đại hội XIII của Đảng thông qua đã xác định một trong ba đột phá chiến lược là “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn”, với mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc” “Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển”.

Do đó, để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới cần tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa cao, trong đó việc đầu tư hoàn thành dự án quan trọng quốc gia Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết và cấp bách vì những lý do chủ yếu sau:

  1. Góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, là chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Đường bộ cao tốc là công trình cấp kỹ thuật cao nhất trong hệ thống đường bộ, là phương thức vận tải năng động, hiện đại, năng lực lớn, tốc độ cao và an toàn, đóng vai trò kết nối linh hoạt với các phương thức vận tải khác…

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới[1] cho thấy đầu tư phát triển đường bộ cao tốc là tất yếu khách quan, tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Sau hơn 16 năm kể từ thời điểm xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên (năm 2004) đến nay, cả nước mới có khoảng 1.163km đưa vào khai thác, chưa hoàn thành mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc” theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, trong đó, tuyến Vành đai Vùng Thành phố Hồ Chí Minh chưa được đầu tư.

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp hạng thứ 67/141 nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ đứng thứ 7/12 quốc gia[2], đặc biệt là các chỉ số về kết cấu hạ tầng đường bộ còn thấp[3]. Do vậy, việc đầu tư xây dựng Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh, thành liên quan trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước nói chung.

  1. Tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong Vùng, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia:

Theo các báo cáo đánh giá, dự báo nhu cầu vận tải các tuyến kết nối trong khu vực sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống hạ tầng giao thông hiện tại. Với tính chất, vai trò là đường Vành đai liên vùng, việc đầu tư, đưa vào khai thác đồng bộ tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh góp phần tăng khả năng kết nối giao thông với các tuyến đường bộ hướng tâm, giữa các địa phương của Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần mở rộng không gian phát triển mới theo định hướng quy hoạch, tạo động lực, sức lan tỏa, thúc đẩy, phát triển kinh tế – xã hội các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

  1. Giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị:

Trong những năm qua, việc phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển dẫn tới quá tải giao thông và gây ra tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực, đặc biệt là các cửa ngõ khu vực nội đô. Do đó, việc đầu tư hoàn thành tuyến đường vành đai này với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn sẽ góp phần làm giảm áp lực đối với khu vực nội đô, hạn chế tình trạng ách tắc giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực.

Với ý nghĩa của tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò liên kết vùng và kết nối giao thông đô thị nên việc đầu tư tuyến đường này góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ khu vực làm phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế đô thị, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho tương lai.

Ngoài ra, khi tuyến đường được đưa vào sử dụng sẽ bảo đảm kết nối thế trận khu vực phòng thủ của các địa phương lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: phát triển đô thị cho các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch (Đồng Nai), Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Khu đô thị Đức Hòa, Đức Huệ (Long An), phát triển thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Thuận An (Bình Dương), tạo điều kiện phát triển các khu vực nông thôn như huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bến Lức (Long An).

  1. Giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu:

Hiện nay, các tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (đang khai thác giai đoạn 1 quy mô 4 làn xe), các tuyến Quốc lộ hướng tâm (Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1) đều quá tải, đặc biệt vào khung giờ cao điểm ở các cửa ngõ của Thành phố. Thời gian tới, khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thành khai thác (giai đoạn 1) năm 2025 với công suất 25 triệu hành khách/năm.

Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đầu tư nâng cấp để khai thác với công suất 50 triệu hành khách/năm vào năm 2024; tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành (giai đoạn 1) với quy mô 04 làn xe, dự kiến đưa vào khai thác toàn tuyến năm 2023, kết hợp với việc gia tăng dân số cơ học của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiếp tục gây khó khăn cho hệ thống hạ tầng giao thông đang quá tải, nguy cơ cao về ùn tắc giao thông.

Do đó, việc đầu tư hoàn thành tuyến đường vành đai này với năng lực thông hành lớn, tốc độ cao và an toàn sẽ góp phần làm giảm áp lực đối với khu vực nội đô, hạn chế tình trạng ách tắc giao thông, giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường Thành phố và khu vực.

Ngoài ra, việc xây dựng tuyến đường Vành đai 3 khép kín cùng với cao tốc Bến Lức -Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành năm 2023, tạo một giải pháp hữu hiệu để phân luồng giao thông liên tỉnh khi đi qua Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. Sự phù hợp của Dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và quy hoạch phát triển giao thông vận tải

Việc đầu tư hoàn thành tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh góp phần hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 đã được Đại hội XIII của Đảng thông qua; định hướng phát triển về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022; phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 16/2021/QH15; phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021; phù hợp với quy hoạch của các ngành, các địa phương có liên quan.

II. Mục tiêu đầu tư:

  1. Mục tiêu chung

Cụ thể hóa mục tiêu của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021.

  1. Mục tiêu cụ thể

  • Xây dựng tuyến đường Vành đai liên vùng khu vực kinh tế trọng điểm Vùng Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.
  • Tạo sự đồng bộ, liên tục nhằm nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển giữa các trung tâm kinh tế, chính trị, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong Vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Phát huy hiệu quả đầu tư đối với các Dự án đang được triển khai thực hiện.
  • Tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất đai nhằm xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.

 

SƠ BỘ QUY MÔ, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, PHƯƠNG ÁN  THIẾT KẾ

 

I. Quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật:

  1. Sơ bộ về quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật

1.1. Phạm vi đầu tư:

  • Điểm đầu (Km0+00): nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại Km38+500 (theo lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành), thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
  • Điểm cuối (Km91+64): nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại Km0+000 (theo lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành), thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
  • Đối với Đoạn từ Km28+383 (nút giao Tân Vạn) đến Km43+680 (nút giao Bình Chuẩn): Chiều dài khoảng 15,3 Km (hiện tại đang khai thác với quy mô 06 làn xe đường đô thị, UBND tỉnh Bình Dương đang cải tạo, nâng cấp và bổ sung các nút giao khác mức (thuộc Dự án đầu tư dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chỉnh phủ) đáp ứng khai thác 80 Km/h. Do đó, chưa đầu tư giai đoạn này.
  • Tổng chiều dài đầu tư khoảng 76,34 Km, đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:
    • Thành phố Hồ Chí Minh: dài khoảng 47,51 Km, đi qua 04 địa phương gồm thành phố Thủ Đức (phường Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ, Long Bình); huyện Hóc Môn (xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp); huyện Củ Chi (xã Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ); huyện Bình Chánh (xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi);
    • Tỉnh Đồng Nai: dài khoảng 11,26 Km, đi qua địa bàn huyện Nhơn Trạch; + Tỉnh Bình Dương: dài khoảng 10,76 Km, đi qua địa bàn các thành phố: Dĩ An, Thủ Dầu Một và Thuận An;
    • Tỉnh Long An: dài khoảng 6,81 Km, đi qua địa bàn huyện Bến Lức.

1.2. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật

a. Quy mô:

Theo quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011, đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 Km/h; đường song hành có quy mô ít nhất 02 làn xe sẽ được đầu tư phân kỳ (không liên tục) tùy theo nhu cầu vận tải, sự phát triển đô thị hai bên;

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021, tuyến đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh được quy hoạch với quy mô 08 làn xe cao tốc;

Trên cơ sở phân tích, đánh giá kỹ về ưu, nhược điểm của từng phương án,  trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn khó khăn, để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư, UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị đầu tư phân kỳ (giai đoạn 1) như sau:

  • Giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh. – Đầu tư phân kỳ với quy mô phân kỳ 04 làn xe cao tốc hạn chế với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m (tốc độ thiết kế 80 Km/h); các yếu tố hình học, kỹ thuật khác được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc (Tiêu chuẩn TCVN 5729:2012) với tốc độ thiết kế 100 Km/h; 06 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện hữu và 04 chỗ ra vào đường cao tốc.
  • Đầu tư xây dựng phần đường song hành hai bên qua đô thị, khu dân cư (bố trí không liên tục) quy mô mỗi bên 02 đến 03 làn xe.

b. Tiêu chuẩn kỹ thuật:

  • Đường cao tốc (tuyến chính): Tiêu chuẩn TCVN 5729:2012, Quyết định số 5109/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về thiết kế và tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc.
  • Đường song hành: Tiêu chuẩn TCXDVN 104:2007, Quy chuẩn QCVN 07- 4:2016/BXD (đường đô thị), TCVN 4054:2005 (đường ô tô). Và các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.

II. Phương án thiết kế sơ bộ:

  1. Hướng tuyến:

Được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với hướng tuyến Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013;

Quy hoạch mạng lưới đường bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 và Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh và Quy hoạch chung các tỉnh (ĐồngNai, Bình Dương, Long An). Trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với UBND các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An) nghiên cứu kỹ các phương án hướng tuyến, so sánh để lựa chọn phương án phù hợp, bảo đảm tính pháp lý, khả thi và hiệu quả dự án (đính kèm bản vẽ).

  1. Trắc dọc

Đường Vành đai 3 được xác định là tuyến Vành đai đô thị liên vùng, theo quy hoạch và định hướng phát triển thì hai bên Dự án kết hợp với phát triển đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, dân cư. Trong quá trình nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã xem xét, đánh giá các phương án trắc dọc đi thấp toàn bộ, trắc dọc phối hợp đi cao và đi thấp, trắc dọc đi cao toàn bộ. Sau khi so sánh ưu điểm, nhược điểm các phương án cùng với thực trạng và quy hoạch phát triển đô thị dọc 02 bên tuyến.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An thống nhất lựa chọn phương án cơ bản đi thấp; đối với các đoạn tuyến qua khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tuyến đi cao. Việc lựa chọn phương án trắc dọc tuyến nêu trên phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị các địa phương, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

  1. Trắc ngang:

a) Đối với đoạn tuyến đi cao: mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh 63,0 m; giai đoạn 1 tuyến chính cao tốc 19,75 m; đường song hành 12,0 m.

– Mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh.

Hình 1: Mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đoạn cầu cạn B=63m

– Mặt cắt ngang xây dựng giai đoạn 1:

+ Mặt cắt ngang tuyến chính (phân kỳ 1/2 mặt cắt ngang) rộng 19,75m (0,5m+0,75m+2×3,75m+3×0,75m+2×3,75m+0,75m+0,5m);

+ Mặt cắt ngang đường song hành: Bnền/Bmặt là 12m/13m.

Hình 2: Mặt cắt ngang giai đoạn 1 đoạn cầu cạn B=63m

b) Đoạn đi thấp: Từ đầu tuyến đến đường tỉnh 25B (Km0+00 – Km5+00), đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 – Bến Lức (Km43+680 – Km90+100) có quy mô mặt cắt ngang 74,5m, cụ thể:

– Mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh

Hình 3: Mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đoạn nền đường đắp B=74,5m

Mặt cắt ngang xây dựng giai đoạn 1:

+ Mặt cắt ngang tuyến chính (phân kỳ 1/2 mặt cắt ngang): rộng 19,75m (0,5m+0,75m+2×3,75m+3×0,75m+2×3,75m+0,75m+0,5m);

+ Mặt cắt ngang đường song hành: Bnền/Bmặt là 7m/9m hoặc 12m/13m.

Hình 4: Mặt cắt ngang giai đoạn 1 đoạn nền đường đắp B=74,5m.

c) Điểm dừng, đỗ xe: Điểm dừng xe khẩn cấp bố trí không liên tục với khoảng cách 4-5km/điểm theo quy định tại Quyết định số 5109/QĐ BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 về hướng dẫn thiết kế và tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc.

 

Hình 5.  Điểm dừng xe, đỗ xe
  1. Nền, mặt đường

    • Nền đường đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của dự án; xử lý nền đất yếu; bố trí các công trình phòng hộ (tường chắn, gia cố mái ta luy…) để đảm bảo an toàn khai thác, hạn chế chiếm dụng với các đoạn nền đường đắp cao, đảm bảo ổn định nền đường.
    • Mặt đường cấp cao A1, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế đường
  2. Nút giao liên thông và các chỗ ra, vào đường cao tốc

a) Nguyên tắc bố trí nút giao:

Việc bố trí các nút giao được nghiên cứu dựa trên các quy hoạch có liên quan đến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể như sau:

  • Theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 về quy hoạch chi tiết Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó: Tuyến đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng 10 nút giao liên thông và xây dựng các cầu vượt trực thông, hầm chui để đảm bảo liên hệ giao thông hai bên đường được thuận lợi;
  • Theo Quyết định 568/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, theo đó đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch 10 nút giao;
  • Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2025, theo đó:
    • Phụ lục I, mục 5 thì điểm đầu các cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành, Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài bắt đầu từ Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; 
    • Phụ lục I, mục 7 thì tuyến Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh có điểm đầu (tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) và điểm cuối (tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An) giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Trên cơ sở các căn cứ nêu trên, với tình hình thực tế của các tỉnh trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, các nút giao, các chỗ ra, vào đường cao tốc cao tốc được bố trí theo các nguyên tắc như sau:

  • Bố trí nút giao liên thông giữa đường Vành đai 3 với các trục cao tốc hướng tâm;
  • Các trục quốc lộ, các trục chính đô thị hướng tâm sẽ bố trí các kết nối giao thông có quy mô phù hợp với tình hình tổ chức giao thông khu vực, mặt bằng và tình hình thực tế;
  • Thuận lợi trong việc kết nối với các khu công nghiệp, khu đô thị, khu công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, Logictic…;
  • Đối với các tuyến đường giao cắt ngang khác: Sẽ tổ chức vượt trực thông (không kết nối vào đường cao tốc) hoặc kết nối với đường song hành, sau đó kết nối với các quốc lộ, trục chính đô thị để kết nối tuyến chính cao tốc Vành đai 3;  Khoảng cách nút giao, chỗ ra, vào đường cao tốc cao tốc đảm bảo các yêu cầu tại Tiêu chuẩn TCVN 5729-2012 (Đối với đường cao tốc trong phạm vi xung quanh các thành phố lớn và các khu công nghiệp quan trọng thì khoảng cách bố trí các nút giao có thể từ 5 km đến 10km).

b) Bố trí nút giao:

  • Xây dựng các nút giao liên thông và các chỗ ra, vào đường cao tốc đảm bảo kết nối thuận lợi, khai thác an toàn, phát huy hiệu quả dự án. Tổng số nút giao liên thông và các chỗ ra, vào đường cao tốc là 10 vị trí:
    • 06 nút giao liên thông: nút giao với đường Bến Lức – Long Thành; nút giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; nút giao Tân Vạn; nút giao Bình Chuẩn; nút giao Tỉnh lộ 10; nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
    • 04 chỗ ra, vào đường cao tốc: Tỉnh lộ 25C; Quốc lộ 13; Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài; Quốc lộ 22.
    • Phạm vi nút giao và chỗ ra, vào đường cao tốc: giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh.
  • Đối với các tuyến đường ngang: sẽ tổ chức giao thông khác mức bằng giải pháp xây dựng hầm chui hoặc cầu vượt trực thông.
  • Trong giai đoạn hoàn chỉnh, trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, nhu cầu giao thông, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ, sẽ nghiên cứu bố trí các nút giao, chỗ ra, vào đường cao tốc cho phù hợp để phát huy hiệu quả đầu tư.

b.1) Đối với các nút giao liên thông:

 Trong giai đoạn 1 bố trí 06 nút giao liên thông gồm:

(1) Giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai:

+ Giai đoạn hoàn chỉnh: Dạng thức hoa thị hoàn chỉnh (cầu vượt trên đường Vành đai 3 vượt qua cao tốc Bến Lức – Long Thành) và 08 nhánh hoa thị kết nối;

+ Giai đoạn 1: Xây dựng cầu chính trên Vành đai 3 vượt cao tốc Bến Lức – Long Thành với quy mô 04 làn xe; 02 nhánh hoa thị kết nối từ cầu vượt Vành đai 3 vào cao tốc Bến Lức – Long Thành (theo hướng về khu công nghiệp Ông Kèo);

+ Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô hoàn chỉnh.

(2) Giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Giai đoạn hoàn chỉnh: Dạng thức Trumpet kép;

+ Giai đoạn 1: Đầu tư thêm 01 Trumpet để hoàn thiện nút giao (do Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã xây dựng 01 Trumpet). Quy mô gồm: Xây dựng cầu vượt ngang Vành đai 3 và 04 nhánh rẽ;

+ Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện trong Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.

(3) Giao với Quốc lộ 1 (nút giao Tân Vạn), tỉnh Bình Dương: Đây là vị trí kết nối giữa Quốc lộ 1 hiện hữu (đang khai thác với quy mô 08 làn xe) với đường Vành đai 3, là tuyến chính đô thị quan trọng kết nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh miền Đông Nam Bộ; Kết nối với khu Công nghệ cao giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Thành phố Hồ Chí Minh; Cụm cảng Đông Thành phố tại Khu vực Long Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các cảng Đồng Nai, cảng Bình Dương hiện hữu đang khai thác; các khu công nghiệp hiện hữu: Biên Hòa 1, 2 và các khu đô thị có mật độ dân cư lớn: Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương; thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

 Giai đoạn 1: Đầu tư nút giao liên thông hoàn chỉnh như sau:

+ Cầu vượt theo hướng đường Vành đai 3;

+ Nhánh rẽ trái từ Vành đai 3 vào Xa lộ Hà Nội;

+ Nhánh rẽ trái từ Bình Chuẩn đi cầu Đồng Nai;

+ 08 nhánh rẽ kết nối.

 Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô nút giao hoàn chỉnh.

(4) Bình Chuẩn, tỉnh Bình Dương: Đây là vị trí kết nối giữa Vành đai 3 và trục chính đô thị Mỹ Phước – Tân Vạn (tỉnh Bình Dương), kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với các khu công nghiệp chính của tỉnh Bình Dương như: VSIP 1, 2, 3; Mỹ Phước 1, 2, 3; Đại Đăng và Sóng Thần.

  • Giai đoạn hoàn chỉnh: Bố trí các chỗ ra, vào đường cao tốc;
  • Giai đoạn 1: Xây dựng 02 nhánh cầu vượt rẽ trái phù hợp với giai đoạn hoàn chỉnh kết nối Vành dai 3 và đường Mỹ Phước – Tân Vạn; xây dựng 02 nhánh rẽ kết nối;
  • Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô nút giao hoàn chỉnh.

(5) Tỉnh lộ 10, Thành phố Hồ Chí Minh: Đây là tuyến chính đô thị kết nối vùng từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, kết nối vào các khu đô thị, khu công nghiệp Đức Hòa, Đức Huệ thuộc tỉnh Long An; khu công nghiệp Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Giai đoạn 1: Xây dựng hoàn chỉnh theo dạng thức Trumpet gồm: Cầu vượt trực thông trên đường Vành đai 3 qua tỉnh lộ 10; xây dựng các nhánh kết nối từ Vành đai 3 vào tỉnh lộ 10, trong đó bao gồm 01 cầu vượt trên nhánh kết nối vượt qua tuyến Vành đai 3;
  • Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô nút giao hoàn chỉnh.

(6) Giao với Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, tỉnh Long An:

  • Giai đoạn hoàn chỉnh: Dạng thức Trumpet kép;
  • Giai đoạn 1: Đầu tư thêm 01 Trumpet để hoàn thiện nút giao (do Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đã xây dựng 01 Trumpet). Quy mô gồm: Xây dựng cầu vượt ngang Vành đai 3 và 03 nhánh rẽ;
  • Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thực hiện trong Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.

b.2) Đối với các chỗ ra, vào đường cao tốc: 

Bao gồm 04 vị trí cụ thể như sau:

(1) Đường tỉnh 25C: vị trí nút này cách nút giao đầu tuyến khoảng 2,5km, không đảm bảo điều kiện bố trí nút giao liên thông hoàn chỉnh. Nhưng do Đường tỉnh 25C là tuyến chính đô thị kết nối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, nên sẽ bố trí chỗ ra, vào đường cao tốc để kết nối với giao thông đô thị và Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

  • Bố trí cầu 04 làn xe trên Vành đai 3 vượt qua đường tỉnh 25C, xây dựng đường song hành 02 bên với quy mô 9m (7m mặt đường);
  • Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô hoàn chỉnh.

(2) Quốc lộ 13: Đây là trục chính quốc lộ đô thị kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên; kết nối với khu đô thị công nghiệp Bến Cát, cảng An Sơn tỉnh Bình Dương.

  • Giai đoạn hoàn chỉnh: Bố trí các chỗ ra, vào đường cao tốc;
  • Giai đoạn 1: Xây dựng hầm chui theo hướng Vành đai 3 quy mô 04 làn xe; 04 nhánh rẽ kết nối;
  • Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô hoàn chỉnh.

(3) Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài: Đây là nút giao sẽ kết hợp giao với tỉnh lộ 15 do khoảng cách giữa các vị trí giao gần nhau.

  • Giai đoạn hoàn chỉnh: Dạng thức Trumpet;
  • Giai đoạn 1: Xây dựng cầu vượt trực thông theo hướng Vành đai 3 vượt tỉnh lộ 15; xây dựng 04 nhánh rẽ lên xuống cao tốc;
  • Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Một phần phạm vi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện trong Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, phần còn lại sẽ được thực hiện trong dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài.

(4) Quốc lộ 22: Đây là trục chính quốc lộ đô thị kết nối duy nhất giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Campuchia; Kết nối với Khu công nghiệp Tây Bắc; khu du lịch di tích địa đạo Củ Chi; cụm cảng Bắc Thành phố Hồ Chí Minh;

  • Giai đoạn hoàn chỉnh: Bố trí các chỗ ra, vào đường cao tốc;
  • Giai đoạn 1: Xây dựng cầu vượt trực thông theo hướng Vành đai 3 vượt Quốc lộ 22, kết hợp đảo tròn trên Quốc lộ 22;
  • Giải phóng mặt bằng 01 lần theo phạm vi, quy mô hoàn chỉnh.

Việc bố trí các nút giao, các chỗ ra, vào đường cao tốc phù hợp quy định tại Mục 8.4, Tiêu chuẩn TCVN 5729-2012 (từ 5 km đến 10km). Trong giai đoạn hoàn chỉnh, trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, nhu cầu giao thông, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại dịch vụ, sẽ nghiên cứu bố trí các nút giao, chỗ ra, vào đường cao tốc cho phù hợp để phát huy hiệu quả đầu tư.

  1. Đường song hành

Đầu tư đường song hành hai bên qua khu đô thi, khu dân cư (bố trí không liên tục) với quy mô 02 đến 03 làn xe,đảm bảo lưu thông thuận lợi, giảm thiểu chia cắt cộng đồng dân cư hai bên tuyến, kết nối mạng lưới giao thông hiện hữu hai bên tuyến, đảm bảo hiệu quả khai thác tuyến cao tốc.

  1. Công trình cầu (cầu vượt sông, cầu cạn)

  • Cầu trên tuyến chính cao tốc: Giai đoạn 1 xây dựng 01 đơn nguyên bên trái tuyến với quy mô 04 làn xe, bề rộng 19,75m; giai đoạn hoàn chỉnh đầu tư quy mô 08 làn xe cao tốc phù hợp quy hoạch;
  • Cầu trên đường song hành: Sẽ đầu tư với quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh.
  1. Công trình phòng hộ và an toàn giao thông:  xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT và các quy định hiện hành.
  2. Hệ thống ITS, thu phí tự động:

Đầu tư đồng bộ theo quy định để khai thác đường cao tốc trên những đoạn xây dựng mới.

 

PHƯƠNG ÁN PHÂN CHIA CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

 

I. Phương án phân chia các dự án thành phần, tổng mức đầu tư:

Do kinh phí đầu tư các dự án lớn, sử dụng kết hợp vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đặc biệt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần triển khai sớm; trên cơ sở địa bàn quản lý của từng địa phương, để đảm bảo tính hiệu quả, tiến độ của dự án, căn cứ các quy định của pháp luật đề xuất phân chia dự án thành các dự án thành phần trên cơ sở như sau:

  • Đối với dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Theo địa giới hành chính của các địa phương;
  • Đối với dự án thành phần xây lắp: Theo địa giới hành chính của các địa phương; riêng các công trình cầu vượt sông (tại vị trí tiếp giáp hai địa phương) sẽ do một địa phương tổ chức thực hiện (chỉ trong 01 dự án thành phần) để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, tính đồng bộ trong qua trình thiết kế, xây dựng.

Theo đó, mỗi địa phương sẽ thực hiện 02 dự án thành phần: 01 dự án xây lắp và 01 dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư); các dự án thành phần sẽ được triển khai hoàn thành đồng bộ theo tiến độ chung của toàn dự án. Cụ thể:

  • Dự án thành phần 1 (22.412 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cầu Kênh Thầy Thuốc), do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 2 (25.610 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 3 (2.584 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Đồng Nai, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 4 (1.284 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Đồng Nai, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 5 (5.752 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi), do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 6 (13.528 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Bình Dương, do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 7 (3.040 tỷ đồng): Xây dựng đường Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Long An, do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức thực hiện.
  • Dự án thành phần 8 (1.168 tỷ đồng): Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 trên địa phận tỉnh Long An, do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An tổ chức thực hiện.

II. Nguồn vốn đầu tư:

  1. Nguồn vốn giai đoạn 2021 – 2025: Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 là 61.056 tỷ đồng, bao gồm:
  • Nguồn vốn ngân sách Trung ương là 31.380 tỷ đồng;
  • Nguồn vốn ngân sách địa phương là 29.676 tỷ đồng, trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 19.449 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai là 1.567 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương là 7.808 tỷ đồng và tỉnh Long An là 852 tỷ đồng.
  1. Nguồn vốn giai đoạn 2026 – 2030: Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 – 2030 là 14.322 tỷ đồng, bao gồm:
  • Nguồn vốn ngân sách Trung ương là 7.361 tỷ đồng;
  • Nguồn vốn ngân sách địa phương là 6.961 tỷ đồng; trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 4.562 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai là 367 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương là 1.832 tỷ đồng.

 

TIẾN ĐỘ DỰ KIẾN THỰC HIỆN MỘT SỐ HẠNG MỤC CHÍNH

 

Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao ranh giải phóng mặt bằng: hoàn thành tháng 9 năm 2022.

  • Tổ chức khảo sát, lập hồ sơ BCNCKT, phê duyệt dự án: hoàn thành trong tháng 11 năm 2022.
  • Phê duyệt dự án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: hoàn thành trong tháng 11 năm 2022.
  • Phê duyệt Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, ban hành Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong tháng 3 năm 2023.
  • Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt TKKT dự án: hoàn thành trong tháng 4 năm 2023.
  • Bàn giao mặt bằng:

+ Bắt đầu bàn giao mặt bằng từ 01 tháng 10 năm 2022 và đến 30 tháng 12 năm 2023, bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng.

+ Đến tháng 03 năm 2024, bàn giao toàn bộ mặt bằng.

  • Khởi công công trình: phấn đấu khởi công công trình trong tháng 6 năm 2023.
  • Thi công hoàn thành, thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc: tháng 10 năm 2025.
  • Thi công hoàn thành toàn bộ dự án: trong tháng 6 năm 2026.
  • Bàn giao, quyết toán dự án: hoàn thành năm 2027.

 

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ

 

A. Sơ bộ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh:

I. Phạm vi giải phóng mặt bằng:

Để đảm bảo mặt bằng cho giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, tránh tăng chi phí bồi thường sau này, thực hiện GPMB một lần theo quy mô hoàn chỉnh, cụ thể:

+ Phần tuyến: GPMB một lần theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh (trừ đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn) với bề rộng từ 63,0 m đến 120,0 m theo từng đoạn tuyến:

– Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch: rộng từ 63,0 m đến 120,0 m;

– Đoạn Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 – Bến Lức: rộng 74,5 m.

+ Phần nút giao: các nút giao liên thông và các chỗ ra, vào đường cao tốc (10 vị trí nêu trên) được GPMB với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh. Riêng đối với nút giao liên thông với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, GPMB đã thực hiện trong dự án Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; chỗ ra, vào đường cao tốc tại vị trí với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, GPMB được thực hiện một phần trong dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, phần còn lại được thực hiện trong dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài.

  • Đối với đoạn (từ Km5+000 – Km13+750) đang được thực hiện bằng dự án khác (Dự án thành phần 1A thuộc dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 497/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 02 năm 2016).
  • Đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn: không GPMB trong giai đoạn 1.

II. Sơ bộ diện tích đất chiếm dụng

Nhu cầu sử dụng đất và phương án giải phóng mặt bằng như sau:

STT Danh mục nhu cầu sử Diện tích (ha)
dụng đất TP. Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương Long An Tổng cộng
I. Đất chiếm dụng 408,81 65  119,35  49,54 642,7
1 Đất trồng lúa 49,37 20,87 70,24
2 Đất nông nghiệp khác 29,09 64 10,43 103,52
3 Đất dân cư 38,52 1,0 18,78 5,80 64,1
4 Đất rừng sản xuất 16,82 16,82
5 Đất trồng cây lâu năm 152,32 66,87 10,43 229,62
6 Đất khác 122,69 33,7 2,01 158,4
II Ảnh hưởng dân cư –   

– 

   
1 Số hộ bị ảnh hưởng 2.377 200 936 350 3.863
2 Số hộ tái định cư 741 100 515 120 1.476  

 

III. Sơ bộ Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Theo kết quả khảo sát, tính toán, dự án có khoảng 3.863 hộ bị ảnh hưởng, trong đó khoảng 1.476 hộ dự kiến phải bố trí tái định cư (Thành phố Hồ Chí Minh 741 hộ, tỉnh Đồng Nai 100 hộ, tỉnh Bình Dương 515 hộ và tỉnh Long An 120 hộ).

Các địa phương đã sơ bộ phương án tổ chức thực hiện công tác tái định cư theo quy định như: Chuẩn bị các địa điểm, số lượng nền, căn hộ để bố trí tái định cư đảm bảo quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng, riêng địa bàn tỉnh Bình Dương, dự kiến áp dụng chính sách hỗ trợ bằng tiền để người dân tự lo nơi ở mới, dự kiến quỹ đất bố trí cho tái định cư của Dự án như sau:

  • Thành phố Hồ Chí Minh, số hộ tái định cư khoảng 741 hộ: bố trí tái định cư tại thành phố Thủ Đức (228 trường hợp); huyện Củ Chi (36 trường hợp); huyện Bình Chánh (452 trường hợp) và huyện Hóc Môn (25 trường hợp).
  • Tỉnh Đồng Nai: bố trí tái định cư tại dự án khu tái định cư huyện Nhơn Trạch.
  • Tỉnh Long An: bố trí tái định cư tại dự án khu tái định cư huyện Bến Lức.

IV. Sơ bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 41.589 tỷ đồng (Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25.610 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương khoảng 13.528 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai khoảng 1.284 tỷ đồng; tỉnh Long An 1.168 tỷ đồng). Sơ bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được lập trên cơ sở khối lượng GPMB dự kiến và các đơn giá đất, tài sản trên đất, mức hỗ trợ do UBND các tỉnh áp dụng tại thời điểm năm 2022. Kinh phí đã bao gồm cả kinh phí dự kiến để xây dựng hạ tầng khu tái định cư.

                                                             Đơn vị: Tỷ đồng

STT Dự án thành phần Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1 Dự án thành phần 2: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh. 25.610
2 Dự án thành phần 4: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Đồng Nai. 1.284
3 Dự án thành phần 6: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương. 13.528
4 Dự án thành phần 8: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Long An. 1.168
Tổng cộng 41.589

 

B. Công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

I. Quy mô thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Tuyến đường Vành đai 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 47,51 km, đi qua 04 địa phương gồm thành phố Thủ Đức (phường Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ, Long Bình); huyện Củ Chi (xã Bình Mỹ, Tân

Thạnh Đông); huyện Hóc Môn (xã Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn,

Xuân Thới Thượng); huyện Bình Chánh (xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi). Diện tích đất chiếm dụng 408,8ha. Số hộ bị ảnh hưởng: 2.377 hộ. Số hộ tái định cư: 741 hộ.

Địa bàn thành phố Thủ Đức có chiều dài 14,59km, B = 63 – 120m (tại một số vị trí cục bộ như cống thoát nước, đường gom: chiều rộng giải phóng mặt bằng lớn hơn), diện tích ảnh hưởng 101,38ha, phạm vị thu hồi đất qua 04 phường gồm: Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ, Long Bình. Số hộ bị ảnh hưởng: 818 hộ. Số hộ tái định cư: 228 hộ.

Địa bàn huyện Củ Chi có chiều dài 6,9km, B =74,5m (tại một số vị trí cục bộ như cống thoát nước, đường gom: chiều rộng giải phóng mặt bằng lớn hơn), diện tích ảnh hưởng 54ha phạm vị thu hồi đất qua 02 xã gồm: Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông. Số hộ bị ảnh hưởng: 390 hộ. Số hộ tái định cư: 36 hộ.

Địa bàn huyện Hóc Môn có chiều dài L = 11,33km, B = 74,5m (tại một số vị trí cục bộ như cống thoát nước, đường gom: chiều rộng giải phóng mặt bằng lớn hơn), diện tích ảnh hưởng 109,2ha, phạm vị thu hồi đất qua 04 xã gồm: Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng. Số hộ bị ảnh hưởng:

351 hộ. Số hộ tái định cư: 25 hộ.

Địa bàn huyện Bình Chánh có chiều dài 14,75 km, B = 74,5m (tại một số vị trí cục bộ như cống thoát nước, đường gom: chiều rộng giải phóng mặt bằng lớn hơn), diện tích ảnh hưởng 149,64ha, phạm vị thu hồi đất qua 03 xã gồm: Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi. Số hộ bị ảnh hưởng: 718 hộ. Số hộ tái định cư: 452 hộ.

II. Văn bản pháp lý thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐCP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư s 33/2017/TTBTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 và Công văn số 1717/BXD-KTXD ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Xây dựng Ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2015 của

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành biểu giá cây trồng, hoa màu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2016 của

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về hạn mức đất ở trên địa bàn Thành phổ Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định 22/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban hành Bảng giá Nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dụng mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2020 của

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2024;

Căn cứ Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố;

III. Sơ bộ chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

* BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ ĐẤT.

  1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (thực hiện theo Điều 74 của Luật Đất đai 2013):

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường.

Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

  1. Điều kiện được bồi thường về đất (thực hiện theo Điều 75 của Luật Đất đai 2013):

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

*BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VỀ TÀI SẢN.

  1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất: (Thực hiện theo Điều 88 Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013):

Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

  1. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất (Thực hiện theo Điều 89 Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013):

Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.

Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.

Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

  1. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, vật kiến trúc:

Áp dụng Quyết định số 22/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành bảng giá nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng mới trên địa bàn Thành Hồ Chí Minh;

Áp dụng Quyết định số 65/BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 của Bộ xây dựng ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;

Áp dụng Công văn số 2189/SXD-KTXD ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Sở Xây dựng Thành phố về việc điều chỉnh, quy đổi về thời điểm tính toán đối với

Bảng giá nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bồi thường hoa màu, cây trồng và tài sản khác (Thực hiện theo Điều 90 Luật đất đai năm 2013):

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
  2. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
  3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
  4. Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
  2. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

* TÁI ĐỊNH CƯ.

  1. Hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu và hỗ trợ tự lo nơi ở mới: Căn cứ Điều 28 Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố:

Hỗ trợ suất tái định cư tối thiểu và hỗ trợ tự lo chỗ ở mới được áp dụng cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đủ điều kiện tái định cư theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 và thực hiện như sau:

  • Trường hợp đồng ý nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 34 Quy định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường, hỗ trợ về đất.
  • Trường hợp tự nguyện không nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà tự lo chỗ ở mới thì được hỗ trợ tự lo chỗ ở mới bằng tiền với mức bằng 5% giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất; trường hợp số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất (không bao gồm phần hỗ trợ tự lo chỗ ở mới) nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được lựa chọn nhận khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất hoặc nhận hỗ trợ tự lo chỗ ở mới.
  1. Suất tái định cư tối thiểu:

Áp dụng Điều 34 của Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố:

Hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện tái định cư theo quy định Khoản 1 Điều 36 Quy định này mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

  1. Phương án bố trí tái định cư:

Áp dụng Điều 36 của Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Đối tượng, điều kiện tái định cư: Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở đủ điều kiện bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư) thì được bố trí tái định cư

  1. Địa điểm bố trí tái định cư : Hiện nay, địa bàn thành phố Thủ Đức và huyện Bình Chánh đã có vị trí và đảm bảo số lượng dự kiến bố trí tái định cư cho các hộ dân có nhà ở, đất ở bị ảnh hưởng Dự án Đường Vành Đai 3. Riêng địa bàn huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn chưa có khu tái định cư tập trung, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi và Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn đang đề xuất lập Dự án tái định cư thuộc các khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.

* HỖ TRỢ KHÁC.

I. Hỗ trợ thiệt hại ngừng sản xuất kinh doanh (thực hiện theo Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ):

Việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm các trường hợp sau:
  2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; giao đất lâm nghiệp khi thực hiện Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
  3. Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại Điểm a Khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó;
  4. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a Khoản này nhưng chưa được giao đất nông nghiệp và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó;
  5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó;
  6. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.

Điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
  2. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông trường, lâm trường quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.

Việc hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định sau:

  1. Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
  2. Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
  3. Diện tích đất thu hồi quy định tại Điểm a Khoản này được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
  4. Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Việc hỗ trợ ổn định sản xuất thực hiện theo quy định sau:

  1. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp;
  2. Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
  3. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.

Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường quốc doanh thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền.

Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

II. Hỗ trợ thêm cho hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt việc di dời (thực hiện theo Điều 32 Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố):

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành bàn giao mặt bằng trước và đúng thời hạn theo quy định sẽ được hỗ trợ thêm bằng tiền như sau:

  1. Trường hợp bị thu hồi toàn bộ:
    • Đối với tổ chức (không tính đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp): Được hỗ trợ thêm 10.000 đồng/m2 đất có xây dựng nhà xưởng, nhà làm việc bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 200.000.000 (Hai trăm triệu) đồng/tổ chức và tối thiểu không thấp hơn 15.000.000 (Mười lăm triệu) đồng/tổ chức;
    • Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở: 15.000.000 đồng/lần;
    • Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp: tính bằng 50% theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
  2. Trường hợp bị thu hồi một phần:
    • Đối với tổ chức: tính bằng 50% theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
    • Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở: tính bằng 50% theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
    • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần đất nông nghiệp: tính bằng 50% theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
  3. Đối với trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhiều loại đất tại một vị trí trong cùng Dự án thì được hỗ trợ thêm với mức cao nhất trong các mức quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này; trường hợp có nhiều nhà đất giải tỏa tại các vị trí khác nhau thì giải quyết theo từng hồ sơ bồi thường.
  4. Các trường hợp hỗ trợ thêm theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này chỉ áp dụng cho việc di chuyển và bàn giao mặt bằng trước và đúng tiến độ quy định.
  5. Đối với những trường hợp chỉ bị hạn chế khả năng sử dụng đất, không bị thu hồi đất thì được hỗ trợ thêm với mức như trường hợp bị thu hồi một phần.

————–0o-o0—————

 

[1] Trung Quốc đã xây dựng hơn 168.100 km, riêng tỉnh Vân Nam trong vòng 03 năm đã xây dựng được 2.000 km.

Đức đã xây dựng 12.993 km. Nhật Bản đã xây dựng được 8.358 km. Hàn Quốc đã xây dựng được 6.160 km. Việt Nam 12,05 km/1 triệu dân; Trung Quốc 121 km/1 triệu dân; Đức 156 km/ 1 triệu dân.

[2] Sau các nước Singapore (1/141), Thái Lan (40/141), Malaysia (27/141), Indonesia (50/141), Brunei (56/141), Philippines (64/141).

[3] Chỉ số về kết nối đường bộ đứng thứ 104/141 quốc gia, chỉ số về chất lượng đường bộ đứng thứ 103/141 quốc gia.

Chuyên phân phối, ký gửi và tư vấn quy hoạch bất động sản Nhơn Trạch Hotline: 0917 768 079 (Hoàng Anh)
5/5 - (3 bình chọn)
.
.
.
.